Việt Nam được đánh giá là sự lựa chọn lý tưởng so với các quốc gia khác trong khu vực về bất động sản công nghiệp nhờ chi phí hấp dẫn, cùng với sự phát triển của cơ sở hạ tầng và các chính sách hỗ trợ đến từ Chính phủ. Nguồn cầu của thị trường bất động sản công nghiệp luôn ở mức cao kể từ cuối năm 2019 và càng trở nên sôi động trong thời điểm hiện tại với sự tham gia của các nhà đầu tư trong khu vực và quốc tế.

 

 

  1. Điểm sáng trong ngành BĐS Việt Nam 

 

Tại Việt Nam, dựa theo số liệu của Focus Economics, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của Việt Nam chứng kiến sản lượng trong tháng 6 năm 2020 tăng 7,0% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu nhờ vào sự phục hồi trong sản xuất hàng hóa và sản xuất điện. Sản lượng sản xuất và công nghiệp ước tính tăng 2,71% trong năm 2020 (và dự kiến sẽ tăng 9,2% vào năm 2021) cho thấy sự tăng trưởng khiêm tốn nhưng đầy hứa hẹn của lĩnh vực này.

Tháng 6/2020, cả nước có 336 khu công nghiệp với tổng diện tích khoảng 97.800 ha. Trong đó, 261 khu công nghiệp đang hoạt động và 75 còn lại đang trong quá trình giải phóng mặt bằng và bắt đầu xây dựng. Công suất thuê đạt 76% trên tổng các khu công nghiệp đang hoạt động trên toàn quốc.

Nhận định về sự phát triển của thị trường, các chuyên gia cho biết, dịch Covid-19 và việc kiểm soát dịch bệnh thành công của Việt Nam là lực kéo quan trọng để thu hút nhiều hơn nguồn vốn ngoại vào Việt Nam đồng thời thúc đẩy nhà đầu tư chuyển hướng mạnh vào thị trường trong nước. 

 

2. Lợi ích khi đầu tư vào Việt Nam 

 

Việt Nam là một lựa chọn hợp lý nhất so với các quốc gia khác trong khu vực bởi chi phí đang ở mức rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, cùng với sự thuận tiện của cơ sở hạ tầng và sự hỗ trợ lí tưởng đến từ Chính phủ. 

Hiện nay, đã có không ít các công ty Mỹ và Nhật Bản dần rời khỏi thị trường Trung Quốc, và Việt Nam được cho là lựa chọn hàng đầu thay thế cho sự chuyển đổi này. Song, có một số yếu tố trong lĩnh vực công nghiệp cần được nâng cấp và cải thiện như cơ sở hạ tầng, hậu cần, giá đất. Giá đất cũng đã và đang tăng nhanh trong vài năm qua do nhiều quốc gia quyết định chuyển hướng vào thị trường Việt Nam. Hiện có không ít các chủ đầu tư nỗ lực chuyển đổi đất nông nghiệp sang sử dụng cho công nghiệp, giúp tăng quỹ đất hiện tại và nguồn cung thứ cấp nói chung. Nguồn cung mới được kỳ vọng đến từ các vùng trọng điểm ở miền Bắc như Bắc Ninh, và ở miền Nam là Bình Dương và Đồng Nai. 

 

 

3. BĐS công nghiệp – phân khúc hấp dẫn nhất giai đoạn tới

 

Tại Diễn đàn Bất động sản Công nghiệp Việt Nam 2020 do Tạp chí Thương gia tổ chức, ông Nguyễn Mạnh Hà – Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho biết, sau giai đoạn phát triển nóng 2014-2019, thị trường bất động sản Việt Nam đang bước vào giai đoạn điều chỉnh. Trong nhịp chững lại, bất động sản công nghiệp nổi lên là một điểm sáng, là phân khúc có đà phát triển tốt nhất của thị trường. Nguyên nhân là bởi Việt Nam là điểm đến an toàn của thế giới, nhiều hiệp định thương mại tự do chính thức có hiệu lực, môi trường đầu tư – kinh doanh liên tiếp được cải thiện, nguồn lao động trẻ, dồi dào và chi phí thấp…

Năm 2020, thị trường bất động sản công nghiệp được đánh giá là phân khúc có nhiều lợi thế khi Việt Nam tham gia vào các Hiệp định thương mại, và sự xuất hiện liên tục của các chính sách hỗ trợ như miễn giảm, ưu đãi thuế của Chính phủ đối với các nhà đầu tư.

 

Dự án KĐT Sing Garden thuộc Công ty Cổ phần Bất động sản SINGLAND nằm trong Khu công nghiệp Vsip phát triển đầy tiềm năng được đầu tư hợp tác giữa Việt Nam và Singapore. Xây dựng theo lối kiến trúc chuẩn Sing, theo xu hướng không gian xanh, hiện đại, văn minh, lối thiết kế tiện ích nhà phố thương mại 3 trong 1 đã được rất nhiều chủ đầu tư sở hữu các căn hộ để vừa có thể để ở và vừa phát triển ngành kinh doanh dịch vụ. Sing Garden sở hữu ưu thế kinh doanh vượt trội và được đánh giá là hiếm có. Dự án tọa lạc tại khu trung tâm, nơi tập trung 400 nhà máy FDI, hơn 2.000 công ty dịch vụ, hơn 80.000 CBCNV, chi tiêu hàng tháng ở mức 160 tỷ đồng. Do đó, việc kinh doanh dễ dàng, đảm bảo phát triển ổn định.

 

Từ khóa

Tin liên quan

Hotline: 0902 498 355
Hotline
0902 498 355
Hotline
02466 823 666
Hotline: 02466 823 666