Thị trường bất động sản Việt Nam năm 2020 gần như “bất động” do ảnh hưởng của dịch COVID-19, tuy nhiên sự yên ắng này sẽ không kéo dài lâu thêm khi cơ hội đầu tư vào bất động sản Việt Nam hứa hẹn nhiều khởi sắc bởi nước ta đang là nước ứng phó rất tốt với dịch.

 

  1. Toàn cảnh tình hình bất động sản Việt Nam năm 2020

 

Có thể nói giai đoạn hơn nửa đầu năm 2020 là “chặng đường đen tối” đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường bất động sản Việt Nam nói riêng. Trong đó, phân khúc chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là bất động sản cho thuê và nghỉ dưỡng, tiếp đó là mảng văn phòng, thị trường nhà ở cũng không được “miễn dịch”. 

Đối với thị trường bất động sản cho thuê, dịch COVID-19 đã đẩy nhanh quá trình chuyển dịch mua sắm truyền thống sang mua sắm trực tuyến khiến thị trường này “ngấm đòn” nhanh. Những đợt giãn cách xã hội và ý thức bảo vệ sức khỏe đã thay đổi phương thức mua sắm của khách hàng. Thay vì trải nghiệm tại cửa hàng, khách hàng đã chuyển sang sử dụng các ứng dụng công nghệ, kéo theo hàng loạt mặt bằng kinh doanh tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh giảm giá hoặc treo biển cho thuê, thậm chí phải đóng cửa vì không có khách. Tuy nhiên, sau khi dịch bệnh được kiểm soát, số lượng người ghé thăm trung tâm thương mại hoặc các không gian bán lẻ cũng bắt đầu gia tăng và có dấu hiệu phục hồi, dù mức này vẫn còn thấp hơn so với trước COVID-19.

Với bất động sản du lịch và nghỉ dưỡng, một số phân khúc như bất động sản cao cấp, bất động sản nghỉ dưỡng hạng sang và những dịch vụ phụ thuộc vào nguồn khách du lịch nước ngoài chịu tác động lớn. Tín hiệu đáng mừng là, sau nhiều tháng ngành du lịch gần như “đóng cửa”, cơn “khát” du lịch nội địa đang thúc đẩy các tín đồ ưa xê dịch tìm kiếm những nơi mới trong nước, ngay cả những điểm đến quen thuộc cũng mang lại cảm giác hoàn toàn mới sau khoảng thời gian dài cách ly.

Khảo sát của Hội đồng tư vấn du lịch (TAB) trong tháng 9/2020 với hơn 1.000 người tham gia ghi nhận hơn 20% người muốn du lịch từ tháng 12/2020 đến tháng 1/2021, vào thời điểm lễ Giáng sinh và Tết Dương lịch. 12,4% có kế hoạch du lịch vào dịp tết Âm lịch, từ tháng 2- 4/2021, 18,2% số người muốn du lịch vào dịp nghỉ hè (từ tháng 5-9/2021) và chỉ có 8,1% số người cho rằng sẽ du lịch muộn hơn.

Bất động sản văn phòng gần như rơi vào giai đoạn “ngủ đông” trong hơn nửa đầu năm 2020. Tuy nhiên, trải qua 2 đợt giãn cách xã hội lớn vào cuối Quý 1 và trong Quý 3 của năm 2020, Việt Nam đã chứng minh được khả năng kiểm soát dịch tốt, mang đến những tín hiệu lạc quan cho nguồn cung dự án và sản phẩm giao dịch bất động sản. Khi có 34,6 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 25,5% so với cùng kỳ năm 2019 theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, theo đó là sự gia tăng nhu cầu sử dụng bất động sản văn phòng; chứng minh được tầm quan trọng của loại hình bất động sản này tại Việt Nam dù các CEO đã có cái nhìn “thoáng” hơn về làm việc từ xa. 

Riêng thị trường nhà ở đang có những dấu hiệu “ấm” dần. Số liệu từ báo cáo của Hội môi giới Bất động sản Việt Nam (VARs) cho biết, tổng lượng sản phẩm nhà ở được bán trên toàn thị trường trong quý III đạt 73,933 sản phẩm so với hai quý còn lại trong năm. 

Điều này cho thấy tiềm năng phát triển của thị trường bất động sản trong thời gian tới đã bắt đầu khởi sắc, hứa hẹn nhiều thời cơ cho những nhà đầu tư mới có tiềm lực tài chính và quỹ đất tốt bắt đầu gia nhập cuộc chơi.

   2. Tiềm năng của bất động sản Việt Nam trong thời gian tới

 

Sau gần 12 tháng nhìn lại, đi kèm những thách thức do dịch COVID-19 gây ra, thị trường bất động sản Việt Nam vẫn hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển, thu hút không ít nhà đầu tư trong và ngoài nước trên tất cả phân khúc. Bên cạnh việc nổi lên như một đất nước an toàn, có nhiều biện pháp chống dịch hiệu quả thì điều tốt nhất mà các nhà đầu tư có thể nhận thấy ở bất động sản Việt Nam là một khoản đầu tư mang lại lợi nhuận lâu dài. Nhiều nhà đầu tư cũng nhận định, dịch COVID-19 đã đem đến các xu hướng và thời cơ mới cho ngành bất động sản. 

Tin liên quan

Hotline: 0902 498 355
Hotline
0902 498 355
Hotline
02466 823 666
Hotline: 02466 823 666